PHÁT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Tiểu học Dân Hoà
2024-10-02T10:41:43+07:00
2024-10-02T10:41:43+07:00
https://thdanhoa.thanhoaiedu.vn/about/PHAT-DONG-HUONG-UNG-TUAN-LE-HOC-TAP-SUOT-DOI.html
/themes/edu25th/images/no_image.gif
Tiểu học Dân Hoà
https://thdanhoa.thanhoaiedu.vn/uploads/thdanhoa/danhoa.png
Trường Tiểu học Dân Hòa.
BÀI TUYÊN TRUYỀN “TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2024
(Ngày thực hiện: 01/10/2024)
Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng, là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại và bồi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người.
Sáng hôm nay, trường TH Dân Hòa tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”năm 2024. Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Kính thưa cá thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Nói về đọc sách sinh thời Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng căn dặn: "Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…" Đọc sách không chỉ lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi, nó còn giúp chúng ta có thêm rất nhiều kiến thức mới, phục vụ cho cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thực hiện rất nhuần nhuyễn quan điểm này, với thời gian đọc sách của Người khiến mọi người phải nể phục.
Kế thừa truyền thống ham đọc sách của dân tộc và gia đình, Hồ Chủ tịch đã luôn coi trọng sách báo. Nhưng với Người, đọc sách không chỉ đơn thuần là để giải trí hay để giải quyết các công việc sự vụ, nâng cao các hiểu biết thông thường. Người đọc chủ yếu là để phục vụ cách mạng với niềm khao khát tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Niềm ham muốn khao khát ấy đã đi theo Bác suốt cuộc đời.
Người nhấn mạnh: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn.” “Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách”. Đọc, nghiền ngẫm và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống mới là vấn đề quan trọng. Chúng ta chỉ đọc sách mà không áp dụng gì được cho chính bản thân chúng ta hoặc với người khác thì không khác nào chúng ta ăn mà không tiêu, không hấp thụ được dưỡng chất vào cơ thể. Khi đó, sách cũng chỉ là đống giấy chứa chữ vô nghĩa mà thôi.
Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là: Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Bác có thói quen khi đọc, ngón tay đưa theo dòng, mắt dõi theo, chỗ nào có vấn đề chú ý thì dừng tay ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết những chỗ cần chú ý, những số liệu và thông tin cần xử lý. Đọc báo, thấy gương người tốt muốn thưởng Huy hiệu, Bác dùng bút bi hoặc bút chì màu đỏ khoanh vào.
Với Hồ Chủ tịch, đọc sách không chỉ cho riêng bản thân mình mà Người luôn quan tâm đến đối tượng thích hợp liên quan đến các bài viết hoặc thông tin được đăng trong sách báo. Theo Người, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Người khuyên chúng ta: “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng... Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”
Ngày nay, giới trẻ chúng ta có rất nhiều phương tiện để có thể tiếp cận thông tin thuận tiện như: Xem tivi, nghe radio, lướt web bằng điện thoại di động thông minh, máy tính bảng, máy tính,… vì thế văn hóa đọc sách gần như bị mai một, sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho một bộ phận không nhỏ đoàn viên thanh niên chúng ta chịu ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội, các trò giải trí của internet, bên cạnh đó việc bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống mà quên đi những lợi ích thiết thực của việc đọc sách đem lại, nhiều khi thông tin tràn ngập nhưng mà vẫn thấy thiếu, đó là khoảng trống không thể lấp đầy nếu không chịu đọc sách, nghiên cứu và tìm tòi. Học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách đọc sách chưa bao giờ là điều lạc hậu, cũ kĩ trong giai đoạn hiện nay.
NGƯỜI THỰC HIỆN
TPT
Đinh Thị Yến |
XÁC NHẬN CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hồng Thắm |