TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN PHỤ TRÁCH ĐỘI
I. Chương trình RLPT Đội là gì?
CT. RLPT bao gồm những quan điểm cơ bản về bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội, giúp PTĐ hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí, phương pháp công tác Đội, hiểu biết lịch sử, truyền thống của đất nước, của Đảng, Bác Hồ, của Đoàn, Đội, về văn hóa, xã hội … Đây là những nhiệm vụ thờng xuyên trong quá trình học tập, lao động, công tác và tổ chức, hướng dẫn họat động thiếu nhi của TPT.
II. Mục đích, yêu cầu triển khai thực hiện
– Tạo phong trào học tập, rèn luyện của NPT, góp phần nâng cao chất lượng TPT, đẩy mạnh công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
– Khẳng định vị trí TPT Đội trong nhà trường và ngoài xã hội, thu hút sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành, lực lợng xã hội đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
– Việc triển khai thực hiện CT. RLPT phải khoa học, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị.
III. Nội dung chương trình RLPT
Gồm 2 phần cụ thể:
– Nội dung chương trình.
– Yêu cầu, phương châm, phương pháp thực hiện chương trình.
ND bao gồm rèn luyện về nhận thức, hành động, kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội.
Thông qua rèn luyện về nhận thức, TPT có đợc những kiến thức, hiểu biết cơ bản và có phẩm chất chính trị vững vàng.
Thông qua rèn luyện về hành động, với những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp khả năng và trình độ nghiệp vụ sẽ giúp cho TPT tự rèn luyện, nâng cao năng lực làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt, công tác và hoạt động xã hội, thực hiện tốt chức trách người giáo viên – TPT Đội.
Chương trình RLPT Đội được HĐĐ bám sát chương trình của HĐĐ Trung ương.
Kết cấu của chương trình:
1. Những quan điểm cơ bản về bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí đội viên và phương pháp công tác Đội TNTP.
3. Hiểu biết về lịch sử, truyền thống của đất nước, Đảng, Bác Hồ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh.
4. Hiểu biết về văn hoá, xã hội.
Kết cấu của chương trình:
5. Hiểu biết về khoa học tự nhiên.
6. Hiểu biết về thế giới.
7. Hiểu biết về kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội.
8. Phương pháp tổ chức các hoạt động thiếu nhi.
1. Những quan điểm cơ bản về bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
– Hiểu biết những nghị quyết của Đảng về công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục TNNĐ và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh.
– Hiểu biết Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Hiểu biết Luật Phổ cập giáo dục tiểu học.
– Hiểu biết nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hợp Quốc.
1.2. TT Hồ Chí Minh nói chung và về công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
– Hiểu và nắm được t tởng Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội TNTP…
– Hiểu và biết phân tích 5 điều Bác dạy thiếu niên , nhi đồng.
– Biết ít nhất 5 câu chuyện, có khả năng kể và phân tích cho các em hiểu về tình yêu thương của Bác Hồ chăm lo yêu thương trẻ em Việt Nam và các nước trên thế giới, có khả năng kể và phân tích cho các em hiểu.
1.3. Hiểu quan điểm, nội dung, chương trình của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh.
– Những quan điểm cơ bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII.
– Những nghị quyết về công tác Đội và phong trào thiếu nhi của BCH Trung ương Đoàn các khoá.
– Các chương trình và phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chăm lo cho thiếu niên nhi đồng xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh.
– Các Huy chương, giải thưởng, danh hiệu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh tặng cho phụ trách, đội viên, thiếu niên, nhi đồng.
2. Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí đội viên và phương pháp công tác Đội TNTP
2.1. Những kiến thức cơ bản về tâm lí thiếu niên, nhi đồng
2.2. Biết xử lí các tình huống sư phạm khi các tổ chức hoạt động của Đội và thiếu nhi.
2.3. Hiểu rõ đặc trưng công tác giáo dục của Đội là thông qua các hoạt động thiếu nhi, thể hiện ở 3 nguyên tắc cơ bản của Đội.
2.4. Nắm chắc các phương pháp công tác Đội và tổ chức hoạt động thiếu niên nhi đồng.
3. Hiểu biết về lịch sử, truyền thống của đất nước, Đảng, Bác Hồ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh
3.1. Hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam anh hùng
3.2. Hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu
3.3. Hiểu biết về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
3.4. Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh
4. Hiểu biết về văn hoá xã hội
– Có kiến thức hiểu biết phổ thông về văn hoá, xã hội của đất nước: Phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc..
– Biết cách quan hệ trong xã hội với người lớn tuổi, đồng nghiệp, cấp trên, bạn bè, và các em thiếu niên, nhi đồng.
– Biết ứng xử, và sinh hoạt văn minh ở những nơi công cộng, cơ quan, gia đình.
– Biết các nghề truyền thống của quê hương, địa phương và có thể giới thiệu cho mọi người cùng biết.
– Biết một số làn điệu dân ca, trò chơi, lễ hội truyền thống tiêu biểu của nước ta.
– Biết nội dung các môn xã hội được giảng dạy ở trường phổ thông tiểu học và trung học cơ sở.
5. Hiểu biết về khoa học tự nhiên
– Hiểu biết cơ bản về nội dung hoạt động bảo vệ môi trường.
– Có kiến thức phổ thông về khoa học tự nhiên thường xảy ra cho thiếu niên nhi đồng.
– Biết các biện pháp giữ gìn sức khỏe cho thiếu niên, nhi đồng, tuổi vị thành niên, gia đình và cộng đồng.
– Biết phòng ngừa các tai nạn trong gia đình do thuốc, điện, đun nấu…
– Biết nội dung các môn học tự nhiên được giảng dạy ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
– Tin học tối thiểu trình độ A
6. Hiểu biết về thế giới
– Biết những nội dung cơ bản của Công ước “Quyền trẻ em” của Liên hiệp quốc.
– Biết các tổ chức của thế giới về trẻ em.
– Biết các thủ đô, quốc kì của các nớc trong khu vực Đông Nam Á, tên các nước khác trên thế giới có quan hệ ngoại giao với nước ta.
– Biết một số tổ chức có quan hệ với nớc ta.
– Biết một số kì quan nổi tiếng thế giới.
– Biết một số danh nhân , nhà văn hoá, nhà văn khoa học tiêu biểu của thế giới.
– Biết ít nhất một ngoại ngữ tối thiểu trình độ A.
7. Hiểu biết về kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội
– Hiểu biết tôn chỉ mục đích của Đội.
– Hiểu biết tính chất, vị trí, vai trò của Đội
– Hiểu biết nhiệm vụ của Đội và đội viên.
– Hiểu biết về nguyên tắc tổ chức hoạt động Đội.
– Hiểu biết về tổ chức hoạt động Sao nhi đồng.
– Có phương pháp hướng dẫn đội viên thực hành Điều lệ Đội.
7.2. Hiểu biết về Nghi thức Đội
– Hiểu biết và hướng dẫn đội viên biết các quy định của nghi thức Đội TNTP.
– Thành thục và hướng dẫn cho đội viên thực hành đúng nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh đã quy định.
7.3. Kĩ năng tổ chức các hoạt động
– Thuộc và hướng dẫn cho đội viên hát các bài hát truyền thống của Đoàn và Đội.; các bài hát theo chủ đề hoạt động.
– Biết hướng dẫn Ban chỉ huy Đội tổ chức các cuộc sinh hoạt Đội theo chủ đề.
– Biết tổ chức các cuộc sinh hoạt chào cờ đầu tuần theo chủ điểm.
– Biết tổ chức các hoạt động cấp cứu, cứu thương và sử dụng các loại thuốc thông thường.
– Biết tìm phương hướng trong mọi điều kiện thời tiết.
8. Phương pháp tổ chức hoạt động thiếu nhi
8.1. Tổ chức các lễ hội
– Biết cách lập kế hoạch, xây dựng nội dung và triển khai tổ chức các lễ hội của Đội hàng năm và những ngày kỉ niệm của đất nước.
8.2. Tổ chức các cuộc thi
– Biết cách lập kế hoạch, xây dựng các nội dung và tổ chức triển khai thực hiện các cuộc thi như: văn nghệ, TDTT, TTMN, thi làm báo tờng, thi vẻ đẹp đội viên.
8.3. Tổ chức tham quan, cắm trại
– Biết cách lập kế hoạch, xây dựng nội dung và tổ chức đi tham quan du lịch cắm trại phục vụ cho các nội dung học tập hoạt động của Đội có hiệu quả và an toàn.
8.4. Tổ chức trò chơi
– Biết hướng dẫn tổ chức các trò chơi ở trong nhà và ngoài trời mang ý nghĩa giáo dục trí thông minh, sáng tạo, phát triển thể chất, ý chí quyết tâm của đội viên và học sinh.
– Biết các trò chơi dân gian và hiện đại (khoa học) để hướng dẫn tổ chức cho các đội viên, thiếu nhi tham gia.
– Biết sáng tạo trò chơi để hướng dẫn đội viên thiếu nhi tham gia.
– Biết tổ chức trò chơi lớn (trò chơi tổng hợp) theo chủ đề để thực hiện trong các hội trại, lễ hội, cuộc thi.
8.5. Phương pháp xây dựng hoạt cảnh
– Biết phân tích, phân cảnh một kịch bản của hoạt cảnh hướng dẫn cho các chi đội liên đội thực hiện phục vụ một hoạt động theo chủ đề hay theo nội dung hoạt động kỉ niệm các ngày lễ.
– Biết viết, xây dựng một hoạt cảnh đơn giản theo chủ diểm hoạt động của liên đội và nhà trường.
8.6. Phương pháp tổ chức các hoạt động truyền thông
– Biết xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Đội TTMN của liên đội.
8.6. Phương pháp tổ chức các HĐ truyền thông
– Biết xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Đội TTMN của liên đội.
8.7. Phương pháp tổ chức hướng dẫn thực hiện Chương trình RLĐV
– Hiểu và thành thục về chương trình RLĐV về kết cấu, nội dung, thực hành các chương trình theo lứa tuổi để hướng dẫn đội viên thực hiện.
1. Yêu cầu và phương châm
– TPT phải coi việc thực hiện Chương trình là nhiệm vụ thờng xuyên, liên tục trong quá trình học tập, lao động, công tác và tổ chức, hướng dẫn hoạt động thiếu nhi, do vậy phải tham gia đăng kí và thực hiện hàng năm theo nội dung HĐĐ cấp trên hướng dẫn.
– Trong quá trình thực hiện phải coi trọng rèn luyện cả về nhận thức, hành động, kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội, chú trọng tự bồi dưỡng năng lực nhận thức, kĩ năng tổ chức, vận động thuyết phục của bản thân trong các hoạt động xã hội và hoạt động thiếu nhi theo phương châm: “Giáo viên – TPT tự rèn luyện phấn đấu, nhà trờng, Đoàn, Đội tạo môi trờng”.
– Chủ động sưu tầm tư liệu, tài liệu học tập để nâng cao hiểu biết và trình độ kĩ năng nghiệp vụ.
– Tham gia các đợt kiểm tra, đánh giá, các hội thi TPT giỏi của HĐĐ huyện tổ chức hàng năm để được công nhận những danh hiệu phụ trách Đội các cấp . – Chủ động sưu tầm tư liệu, tài liệu học tập để nâng cao hiểu biết và trình độ kĩ năng nghiệp vụ.
– Tham gia các đượt kiểm tra, đánh giá, các hội thi TPT giỏi của HĐĐ huyện, tỉnh tổ chức hàng năm để được công nhận những danh hiệu phụ trách Đội các cấp. 2. Phương pháp rèn luyện của TPT
2.1. Tự rèn luyện, tự đánh giá
– Phải nghiên cứu các nội dung yêu cầu của CT so với khả năng kiến thức trình độ nghiệp vụ của mình để biết những nội dung nào mình đã đạt được thì tiếp tục phát huy. Nội dung yêu cầu nào chưa đạt thì tự học tập, rèn luyện thông qua các sách hướng dẫn, sách nghiệp vụ, tạp chí ngời phụ trách và ở CLB TPT cũng như các cuộc giao ban, các lớp tập huấn.
– Phải thường xuyên tự đánh giá để tự xếp loại mình có khả năng đạt tiêu chuẩn nào của chương trình.
2.2. Tham gia sinh hoạt tại CLB TPT
– Tham gia sinh hoạt tại CLB TPT huyện, tỉnh các đợt tập huấn về kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội do huyện tổ chức để nâng cao trình độ lí luận, kĩ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của chương trình.
2.3. Tham gia hội thi TPT giỏi các cấp.
Danh hiệu PTG theo tiêu chuẩn của chương trình phải đạt đợc điểm giỏi của cuộc kiểm tra định kì hàng năm của Hội đồng giám khảo (gồm Đoàn Thanh niên, HĐĐ và ngành giáo dục phối hợp tổ chức). Đề thi dựa trên những yêu cầu của CTPT được TƯ Đoàn và HĐĐ TƯ ban hành.
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU ĐỂ RÈN LUYỆN
1. Đạt tiêu biểu chuẩn giỏi cấp quận, huyện và tơng đương.
– Phải đạt điểm giỏi trong cuộc thi của huyện tổ chức.
– Có kinh nghiệm, sáng kiến trong công tác Đội được Hội đồng chấm thi cho điểm khá trở lên.
– Đươn vị nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến, liên đội xuất sắc cấp huyện trở lên.
2. Đạt tiêu chuẩn giỏi cấp tỉnh, thành phố
– Đạt được điểm giỏi trong cuộc thi do tỉnh thành phố tổ chức.
– Có sáng kiến, kinh nghiệm về công công tác Đội được Hội chấm thi cho điểm khá trở lên, được cấp giấy chứng nhận và giấy khen của BCH huyện Đoàn.
– Đơn vị nhà trường, liên đội đợc công nhận tiên tiến, xuất sắc từ cấp tỉnh trở lên, được cấp giấy chứng nhận và bằng khen của Tỉnh Đoàn.
3. Đạt danh hiệu giỏi toàn quốc
– Phải đạt tiêu chuẩn giỏi các cuộc thi cấp tỉnh.
– Sáng kiến, kinh nghiệm về công tác Đội đã được thực hiện có hiệu quả ở địa phương được Đoàn Thanh niên và ngành giáo dục đánh giá cao.
– Đơn vị nhà trường, liên đội được Trung ương Đoàn, HĐĐ Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng.
– Được Hội đồng xét duyệt cấp Trung ương công nhận thông qua cuộc thi toàn quốc hoặc xét duyệt theo đề nghị của Tỉnh Đoàn.
– Được tặng huy hiệu PTG, bằng khen của BCH TƯ, giấy chứng nhận của HĐĐ Trung ương.