DIỄN ĐÀN "XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP - NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG"

Thứ hai - 24/03/2025 09:07
DIỄN ĐÀN "XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP - NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG"
Sáng hôm nay, liên đội trường Tiểu học Dân Hòa tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”. Qua diễn đàn các bạn học sinh đã có những kỹ năng phòng tránh bạo lực và cách để xây dựng một tình bạn tốt đẹp hơn.
Tình bạn là một thứ tình cảm được xây dựng bằng lòng tin, thời gian, trong sáng và chân thành giữa hai hoặc nhiều cá thể với nhau. Bạn bè là những người vốn không có sự liên hệ về máu mủ, nhưng lại là những người gắn kết với nhau bởi họ có chung một đặc điểm tính cách, có thể hoà hợp với nhau và sẵn sàng chia sẽ với nhau mọi vui buồn trong cuộc sống.
Biểu hiện của tình bạn đẹp.
Một tình bạn đẹp là luôn có nhau khi cả hai gặp khó khăn.
Động viên, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Góp ý kiến lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Đối xử chân thành, tin tưởng và không màng tới vật chất khi chơi chung với nhau.
Đặc biệt không lừa dối hay lợi dung nhau.
Liên đội trường Tiểu học Dân Hòa phát động mỗi bạn học sinh hãy xây dựng tối thiểu một tình bạn đẹp, cuộc sống sẽ thú vị và vui vẻ biết bao khi bên ta có những người bạn tốt. Mỗi lớp hãy thành lập các nhóm bạn giúp bạn, đôi bạn cùng tiến, đôi bạn tri kỉ giúp đỡ động viên hay cùng có mục tiêu phấn đấu trong học tập và rèn luyện. 
        
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại rất lớn của nhiều gia đình , các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Nguyên nhân xảy ra Bạo lực học đường
Bạo lực ngôn từ : là hành vi dùng lời nói, từ ngữ có tính xúc phạm, miệt thị, châm chọc, đe dọa hay có những lời bình luận thiếu tôn trọng đến ngoại hình, cách hành xử, tính cách,... của nạn nhân.
Bạo lực thân thể : là bất kì hành động tiếp xúc thân thể không mong muốn nào xảy ra giữa kẻ bắt nạt và nạn nhân, bao gồm cáhành động như nắm, giật tóc, khạc nhổ nước bọt, xô đẩy, tát, đấm đá,... gây nên những vết thương trên cơ thể, có thể để lại thương tích lâu dài như sẹo, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị tàn tật vĩnh viễn.
Bạo lực bằng các áp lực xã hội : là dạng bắt nạt thông qua việc nói xấu, lan truyền tin đồn, phớt lờ, châm biếm, làm bẽ mặt đối tượng với bạn bè xung quanh nhằm cô lập, tách biệt nạn nhân ra khỏi nhóm, lớp hoặc trường học.
Bạo lực tâm lý : là những hành vi có chủ đích gây hại cho người khác về mặt tâm lý. Họ có khả năng thao túng tâm lý và sử dụng điều đó để gây căng thẳng, huỷ hoại tự trọng, giá trị bản thân của nạn nhân.
Bạo lực mạng: có thể hiểu là những hành vi nói xấu, lăng mạ, bình phẩm hoặc công khai bí mật, hình ảnh về người khác thông qua các nền tảng mạng xã hội. Hành vi này có thể diễn ra bất kỳ lúc nào và đôi khi chỉ nạn nhân và người bắt nạt biết rõ.
Hậu quả của bảo lực học đường
Ngoài tổn thương về thể chất, các em sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo âu, trầm cảm, muốn thu mình lại, giảm hiệu suất học tập, sợ phải đến trường. Những điều này sẽ góp phần tăng tỉ lệ bỏ học ở trẻ, ảnh hưởng đến tương lai của các em, của gia đình và xã hội. Khi bạo lực diễn ra lâu dài dưới sự chứng kiến của nhiều người, trẻ không nhận được sự giúp đỡ dần sẽ trở nên tự ti, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, nghiêm trọng nhất là các em chọn kết thúc cuộc đời do áp lực về tâm lý và đau đớn về thể xác.
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Network and partners
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay192
  • Tháng hiện tại1,230
  • Tổng lượt truy cập730,592
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây