KẾ HOẠCH HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thứ ba - 05/11/2024 10:14
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TH DÂN HÒA
Số 248 /KH-THDH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Dân Hòa, ngày 28 tháng 10  năm 2024
KẾ HOẠCH
Hưởng ứng ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2024
Thực hiện Công văn số 6912/GDĐT ngày 29 tháng 10 năm 2024 của PGD&ĐT huyện Thanh Oai về việc tổ chức hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” năm 2024.
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trường tiểu học Dân Hòa xây dựng kế hoạch hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” năm 2024 như sau.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Mục đích
              - Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục; phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện trong năm 2019; huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới; gắn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, lồng ghép với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào vận động quần chúng tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
          2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung, yêu cầu của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chương trình, kế hoạch công tác Phổ biến giáo dục pháp luật của Trung ương, của Thành phố và của huyện năm 2019.
- Nâng cao chất lượng công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo hoạt động Phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đối tượng, địa bàn, tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện.
- Đổi mới hình thức Phổ biến, giáo dục pháp luật, áp dụng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới, có hiệu quả trong thực tiễn; Các cơ sở giáo dục hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tổ chức, các tổ khối chuyên môn trong các đơn vị. Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tằng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
          1. Đối tượng, nội dung
          1.1. Đối với nhân dân, phụ huynh học sinh
          Tập trung tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phổ biến các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua; các chủ trương, chính sách của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm ổn định chính trị, an ninh-quốc phòng, phục vụ tích cực mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh xã hội. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về: Dân sự, Hình sự, Đất đai; xử lý vi phạm hành chính, Hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, lao động, giáo dục, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức…
        Đối với người dân nông thôn, chú trọng phổ biến các quy định của pháp luật về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đất đai, tài nguyên, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bồi thường giải phòng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực pháp luật khác gắn với đời sống, sản xuất của nông nghiệp.
        1.2. Đối với cán bộ, viên chức
        Tập trung phổ biến các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật chuyên ngành; chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, người lao động; quy trình, thủ tục khi thực thi công vụ; các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy chế tiếp công dân, các thông tin về tình hình thi hành, chấp hành pháp luật.
        1.3. Đối với học sinh
        Căn cứ tình hình thực tế của từng cấp học để phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp:
        + Đối với học sinh trường tiểu học: Nội dung giáo dục pháp luật được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật.
        + Đối với học sinh khuyết tật: Tập trung vào các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật và các quy định khác của pháp luật liên quan đến người khuyết tật.
2. Hình thực phổ biến, giáo dục pháp luật
          - Tổ chức hội nghị, mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo, tọa đàm trao đổi, tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
          - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên Đài truyền thanh của xã, công thông tin giao tiếp địn tử của ngành và của các cơ sở giáo dục; hệ thống lao truyền thanh cơ sở, bản tin của ngành; Internet, pa-nô, áp phích, tranh cổ động, niêm yết tại trụ sở của các cơ sở giáo dục.
          - Thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
          - Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ; tủ sách pháp luật của các cơ sở giáo dục, xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của các thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư.
          - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
          - Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường.
          - Triển khai thực hiện hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” năm 2024 lồng ghép trong giờ chào cờ.
          - Kết hợp lồng ghép PBGDPL theo các chuyên đề, lĩnh vực hoặc địa bàn. Phổ biến và nhân rộng các mô hình tuyên truyền pháp luật với chấp hành pháp luật như: Trường học không ma túy và tệ nạn xã hội; câu lạc bộ pháp luật,…
          - Huy động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia tuyên truyền PBGDPL; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác tuyên truyền, PBGDPL.
          - Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà cơ sở giáo dục có thẩm quyền có thể áp dụng để đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Ban giám hiệu
- Xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị triển khai Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 theo thẩm quyền.
- Thực hiện hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2024 tại nhà trường.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp, hình thức để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục theo thẩm quyển quản lý. Triển khai các Chương trình, Đề án về PBGDPL của ngành, lĩnh vực theo quy định.
- Bố trí, phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, tổ chức, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Lựa chọn các nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn để công tác phổ biến giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả khai thác Tủ sách pháp luật.
- Tổ chức tốt việc hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2024” gắn với phong trào thi đua “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
2. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh.
Có trách nhiệm thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện các quy định của pháp  luật
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2024” của trường Tiểu học Dân Hòa. Nhà trường yêu cầu cán bộ giáo viên, nhân viên, nghiêm túc tổ chức thực hiện.
 
Nơi nhận:
- PGD (b/c);
- Chi bộ Đảng, BGH ,CĐ, ĐTN, tổ CM
- Lưu: VT.

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
    TỔNG PHỤ TRÁCH





     Đinh Thị Yến





XÁC NHẬN CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG





  Nguyễn Thị Hồng Thắm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Network and partners
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay730
  • Tháng hiện tại6,163
  • Tổng lượt truy cập592,903
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây