KỶ NIỆM 47 NĂM NGÀY VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

Thứ sáu - 20/09/2024 09:37
1. Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhưng chưa có nước nào công nhận Việt Nam. Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho người đứng đầu các cường quốc, trong đó có Mỹ, song thiện chí ấy của Việt Nam đã không được đáp lại. Ngày 14/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn xin gia nhập LHQ song cũng không được chấp thuận. Ngày 06/01/1946, Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc bầu Quốc hội khóa I. Ngày 02/3/1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam được thành lập tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I. Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ là Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh. Sau này, chính vị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam đã có lần than thở dù làm Bộ trưởng nhưng ông hầu như không có việc gì làm và chỉ thỉnh thoảng ký vài giấy nghỉ phép cho anh em trong bộ.
Cho tới lúc ấy, ngoài các Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946 và Tạm ước Việt - Pháp 14/9/1946 mang tính chất quốc tế, còn lại Việt Nam vẫn hầu như bị cô lập. Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, các thế lực nước ngoài đã âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Vì vậy, quá trình gia nhập LHQ của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và chưa trở thành hiện thực.
          2. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975, quá trình vận động Việt Nam vào Liên Hợp Quốc mới được tiếp tục. Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất tổ chức tổng tuyển cử lần thứ 2 trên cả nước và sau đó dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc.
          Bảy mươi sáu năm sau ngày lập quốc và 44 năm sau ngày gia nhập LHQ, Việt Nam đã ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, có những tiếng nói quan trọng trên diễn đàn lớn của LHQ. Đặc biệt, Việt Nam đã 2 lần được bầu là Ủy viên Không thường trực HĐBA LHQ. Ngày 16/10/2007, Việt Nam đã được bầu đảm nhiệm vị trí Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ cho nhiệm kỳ 2008 - 2009 với 183/190 phiếu bầu (đạt 96%), trong khi chỉ cần 127 phiếu. Đặc biệt, ngày 7/6/2019, Việt Nam đã lần thứ 2 được bầu vào vị trí  này với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193). Hiện nay LHQ có 193 nước thành viên, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước. Với số phiếu 192/193 phiếu bầu nêu trên cho Việt Nam, có thể thấy có những nước chưa có quan hệ ngoại giao nhưng cũng đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Đây là minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ hoàn toàn những thông tin xuyên tạc về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.       
Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977 thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)
3. Kể từ khi tham gia LHQ, Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện Hiến chương Liên hiệp quốc, tham gia vào các nỗ lực chung của quốc tế trong việc bảo vệ hòa bình, luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp xung đột thông qua các biện pháp hòa bình…Trên cương vị là Ủy viên Không thường trực HĐBA LHQ, năm 2020, theo đề xuất của Việt Nam, Đại hội đồng LHQ đã thống qua sáng kiến của Việt Nam với nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh. Bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã có rất nhiều đối tác chiến lược, đối tác toàn diện v.v…
          Đảng Cộng sản Việt Nam từ một chính đảng bị thực dân Pháp đặt ngoài vòng pháp luật thì nay không những chỉ có quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân quốc tế mà còn có quan hệ với hàng trăm các chính đảng cầm quyền, tham chính trên thế giới. Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận được 253 bức điện chúc mừng, Đại hội XIII của Đảng đầu năm 2021 đã nhận được 369 bức điện chúc mừng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Từ hai nước vốn là cựu thù, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác toàn diện năm 2013 với tuyên bố chung của 2 nguyên thủ hai nước “Hai bên tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.
          Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Những ngày tháng 9 kỷ niệm này, sau khi thăm nước bạn truyền thống là Cu Ba, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Mỹ và dự phiên thảo luận Đại hội đồng LHQ khóa 76. Đây tiếp tục là những hoạt động khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, đa phương hóa của Việt Nam.
          Trong tác phẩm “Dagestan của tôi” của Rasul Gamzatov có câu nói nổi tiếng: “Dân tộc nhỏ cần phải có dao găm lớn” và “Dân tộc nhỏ cần phải có bạn bè lớn”. Chắc chắn, với chủ trương đường lối nhất quán về đối ngoại và hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp trách nhiệm trong ngôi nhà chung của LHQ vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Network and partners
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay754
  • Tháng hiện tại6,187
  • Tổng lượt truy cập592,927
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây